Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.4)

https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.3)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.5)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.3)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.5)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/

https://thebankplus.com.vn/

Xem xét Khía cạnh Pháp lý

Tính đến tìm một người đại diện hay tư vấn luật. Sẽ có nhiều khó khăn khi bạn từ người làm thuê trở thành người chủ một doanh nghiệp nhỏ thường xuyên làm việc quá sức nhưng không được trả công đồng nào. Một vài khó khăn bao gồm hàng đống tài liệu về các luật lệ quy định, từ làm hợp đồng đến quy định của thành phố, giấy phép của chính quyền địa phương, yêu cầu của tỉnh/thành phố, các loại thuế, phí, hợp đồng, cổ phần, sự cộng tác và nhiều thứ linh tinh khác. Bạn sẽ yên tâm hơn khi có thể gọi điện cho ai đó để được tư vấn về những vấn đề phát sinh đồng thời đây cũng là nguồn lực thiết yếu giúp kế hoạch của bạn thành công.

  • Hãy “lựa chọn” người phù hợp và họ phải am hiểu hoạt động kinh doanh của bạn. Bạn sẽ muốn người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này vì một nhân viên tư vấn luật ít kinh nghiệm có thể gây cho bạn những khó khăn pháp lý, nộp phạt.

Tìm kiếm nhân viên kế toán. Bạn cần một người có khả năng khéo léo giải quyết các vấn đề tài chính nhưng nếu bạn có thể tự quản lý sổ sách của mình, bạn vẫn cần người am hiểu khía cạnh thuế khi vận hành một doanh nghiệp. Một lần nữa, không quan trọng họ sẽ quản lý bao nhiều tiền cho bạn nhưng người đó phải đáng tin.

Thành lập tư cách Pháp Nhân hay Cá Nhân. Bạn sẽ cần biết loại pháp nhân hay cá nhân nào giúp bạn đóng ít thuế nhất và để thu hút nhà đầu tư. Một khi đã xác định bạn sẽ huy động vốn từ vốn tự có hay từ người khác hay là vốn vay thì cùng với sự tham khảo từ các chuyên gia về Doanh Nghiệp, bạn sẽ biết được loại hình pháp nhân hay cá nhân phù hợp với doanh nghiệp của mình. Đây là một trong những bước cuối cùng cần thực hiện trước khi bạn thực sự bỏ tiền ra thực hiện hay kêu gọi ai đó rót tiền đầu tư vào. Hầu hết mọi người quen với mô hình công ty cổ phần, TNHH, Doanh Nghiệp Tư Nhân, Hộ Kinh Doanh, v.v.., nhưng đối với hầu hết chủ doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, bạn nên xem xét mở Doanh Nghiệp theo một trong các hình thức sau.

Hộ Kinh Doanh, nếu bạn sẽ kinh doanh hình thức thức này một mình hoặc cùng với vợ/chồng (không có nhân viên).

  • Một công ty hợp danh nếu bạn sẽ kinh doanh cùng với một đối tác.
  • Công ty hợp danh hữu hạn (LP), được tạo giữa một vài thành viên hợp danh chịu trách nhiệm (vô hạn) về các vấn đề liên quan đến công ty và một vài thành viên hợp danh hữu hạn sẽ chỉ chịu trách nhiệm (hữu hạn) ở khoản hùn vốn họ đầu tư vào công ty. Tất cả đều chia sẻ lãi lỗ của công ty.
  • Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP), trong đó không thành viên nào phải chịu trách nhiệm cho sai sót của thành viên khác (bảo vệ những thành viên vô tội khỏi sự sơ suất của thành viên khác).