Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.2)

https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.1)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.3)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.1)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.3)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/

https://thebankplus.com.vn/

Viết kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh giúp xác định bạn cần những gì để quảng bá Doanh Nghiệp của mình ra ngoài dù lớn hay nhỏ. Nó cũng tổng hợp ý nghĩa công việc kinh doanh của bạn trong một trang giấy. Nó tạo ra bản phác thảo chung cho nhà đầu tư, ngân hàng và các bên khác sử dụng để quyết định họ có thể giúp bạn tốt nhất như thế nào và quyết định dự án của bạn có ổn hay không.

Viết bản mô tả kinh doanh. Mô tả hoạt động kinh doanh của bạn cụ thể hơn và mô tả làm sao để nó phù hợp với thị trường. Nếu doanh nghiệp nhỏ hay Hộ Kinh Doanh, hãy giải thích lý do vì sao bạn chọn theo hướng đó. Mô tả sản phẩm của bạn, các đặc điểm nổi bật của nó, và tại sao khách hàng lại cần nó. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Ai là khách hàng tiềm năng? Một khi bạn hiểu được họ là ai và họ muốn gì, bạn mới có thể xây dựng được chiến lược tiếp thị.
  • Đâu là mức giá khách hàng sẵn lòng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ của bạn?
  • Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn? Hãy làm một bản phân tích cạnh tranh để nhận diện được đối thủ chính. Hãy tìm xem ai đang làm giống như bạn và họ thành công như thế nào. Việc tìm hiểu nguyên nhân thất bại và yếu tố làm cho công việc kinh doanh của họ thất bại cũng rất quan trọng.

Viết kế hoạch hoạt động. Kế hoạch này sẽ mô tả việc bạn sản xuất hay phân phối sản phẩm dịch vụ như thế nào và các chi phí phát sinh.

  • Bạn sẽ tạo sản phẩm như thế nào? Nó là một dịch vụ đang có hay nếu nó phức tạp hơn như phần mềm chẳng hạn, một sản phẩm hữu hình như đồ chơi hay lò nướng bánh – bất cứ nó là cái gì, nó sẽ được làm ra như thế nào? Hãy xây dựng quy trình, từ nguyên liệu thô cho đến việc lắp ráp, đóng gói, lưu kho và vận chuyển. Bạn có cần tuyển thêm người không? Công đoàn có liên quan không? Tất cả những yếu tố này cần được đưa vào kế hoạch.
  • Ai sẽ dẫn dắt và ai sẽ tuân theo? Hãy xác định tổ chức Doanh Nghiệp, từ nhân viên cho đến Quản lý điều hành vai trò của mỗi bên gồm cả chức năng và chính sách đãi ngộ. Biết được cơ cấu tổ chức sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi phí hoạt động và điều chỉnh vốn cần thiết để hoạt động một cách có hiệu quả.
  • Đón nhận phản hồi. Bạn bè và gia đình chính là các nguồn tuyệt vời để bạn đặt câu hỏi và nhận thông tin phản hồi. Đừng ngần ngại hỏi ý kiến và lắng nghe góp ý của họ.
  • Nhu cầu tăng kích thước cơ sở kinh doanh của bạn? Điều này xảy ra thường xuyên hơn so với bạn dự định! Một khi hàng hóa bắt đầu chồng chất lên, bạn có thể phải chứa chúng trong phòng khách, phòng ngủ hay vườn nhà. Hãy nghĩ đến thuê mặt bằng kho bãi nếu cần thiết.

Lập kế hoạch tiếp thị. Kế hoạch hoạt động cần mô tả làm thế nào bạn sẽ sản xuất sản phẩm, trong khi kế hoạch tiếp thị mô tả làm thế nào để bán sản phẩm của bạn. Khi lập kế hoạch tiếp thị, hãy cố gắng trả lời các câu hỏi về cách thức bạn sẽ sử dụng để quảng bá sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng.

  • Bạn sẽ phải bao gồm các loại hình tiếp thị sẽ được sử dụng như quảng cáo phát thanh trên đài radio, phương tiện truyền thông đại chúng, khuyến mãi, bảng quảng cáo, tham dự sự kiện mạng lưới, hoặc tất cả những phương thức trên?
  • Xác định thông điệp tiếp thị. Nói cách khác, bạn sẽ nói gì để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn? Điều này đồng nghĩa với việc bạn muốn tập trung vào Điểm Kinh doanh Nổi trội (còn được gọi là USP). Đây là lợi thế duy nhất mà sản phẩm của bạn sở hữu để giải quyết vấn đề của khách hàng. Đó có thể là chi phí thấp hơn, phục vụ nhanh hơn, hoặc chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng một mô hình định giá. Hãy bắt đầu bằng việc khảo giá của đối thủ. Bạn cần tìm hiểu kỹ họ bán sản phẩm tương tự với giá bao nhiêu. Bạn có thể thêm cái gì (giá trị) để làm sản phẩm của bạn khác biệt hơn và có giá hấp dẫn hơn không?

  • Cạnh tranh không chỉ là về hàng hóa, dịch vụ. Nó còn là về trách nhiệm xã hội và môi trường. Khách hàng ngày càng quan tâm đến việc doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm với người lao động và môi trường hay không. Các chứng chỉ, bằng khen từ các tổ chức uy tín như là danh hiệu và sao xếp hạng có thể đảm bảo với khách hàng của bạn là sản phẩm, dịch vụ của bạn được gắn liền với giá trị cao hơn những sản phẩm không có.

Tính toán các chỉ tiêu tài chính. Đưa kế hoạch tiếp thị và hoạt động thành những con số, lợi nhuận và dòng tiền. Chúng xác định xem bạn cần bao nhiêu tiền và có thể kiếm được bao nhiêu tiền. Vì đây là phần hay thay đổi nhất của kế hoạch, và cũng là quan trọng nhất cho sự ổn định dài hạn, bạn nên cập nhật kế hoạch hàng tháng trong năm đầu tiên, hàng quý trong năm thứ hai và hàng năm sau đó.

  • Tính đến các chi phí khởi nghiệp. Bạn định tài trợ vốn hoạt động kinh doanh ban đầu của mình như thế nào? Vốn từ ngân hàng, quỹ khởi nghiệp, nhà đầu tư, tiền tiết kiệm: chúng đều là những lựa chọn hợp lý. Khi bạn khởi nghiệp, hãy thực tế. Bạn sẽ không thể khởi đầu kiếm được 100% những gì bạn dự kiến, vì vậy bạn cần có sẵn quỹ dự trữ để duy trì hoạt động cho đến khi mọi thứ vận hành trơn tru. Một trong những cách chắc chắn nhất dẫn đến thất bại đó là do thiếu vốn.
  • Bạn định bán sản phẩm, dịch vụ ở mức giá nào? Chi phí sản xuất là bao nhiêu? Ước tính lợi nhuận ròng, tính đến chi phí cố định như tiền thuê, điện nước, nhân công, v.v..

Xây dựng bản tóm tắt tổng quan. Phần đầu của kế hoạch kinh doanh bao giờ cũng là phần tóm tắt tổng quan. Một khi bạn đã phát triển các phần khác, hãy mô tả ý tưởng kinh doanh chung, Doanh Nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào, bạn cần vốn bao nhiêu, vị thế hiện tại bao gồm tình hình pháp lý, những người liên quan và lịch sử tóm tắt và bất cứ cái gì làm cho Doanh Nghiệp của bạn trông như một lời tuyên bố thành công.

Xây dựng sản phẩm hay phát triển dịch vụ? Một khi mọi chiến lược kinh doanh được lên kế hoạch, tài chính được tính toán, nhân sự cơ bản được thiết lập, hãy bắt đầu. Cho dù đó là làm việc với các kỹ sư hay mã hóa và thử nghiệm phần mềm, hoặc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và vận chuyển đến xưởng sản xuất, hoặc mua hàng với số lượng lớn và định giá, quá trình xây dựng là khoảng thời gian bạn chuẩn bị để tung sản phẩm ra thị trường. Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy những điều sau:

  • Cần thiết phải chỉnh sửa các ý tưởng. Có lẽ sản phẩm của bạn sẽ thu hút hơn nếu chúng có màu sắc, kết cấu hoặc kích thước khác nhau. Có lẽ dịch vụ của bạn cần được nhân rộng hơn, thu hẹp lại hoặc chi tiết hơn. Đây là thời điểm để tập trung vào bất cứ điều gì nảy sinh trong quãng thời gian thử nghiệm và phát triển. Bạn sẽ hiển nhiên nhận thấy điều gì đó cần phải sửa đổi để hoàn thiện hoặc cắt bỏ theo đúng nghĩa là một đối thủ cạnh tranh.