Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.1)

https://thebankplus.com.vn/
Bảo hiểm vật chất ô tô 2019
05/17/2018
https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.2)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/
Bảo hiểm vật chất ô tô 2019
05/17/2018
https://thebankplus.com.vn/
Cách Bắt đầu Kinh doanh nhỏ (P.2)
08/22/2018
https://thebankplus.com.vn/

https://thebankplus.com.vn/

Bạn mơ ước sở hữu Doanh Nghiệp của riêng mình? Bạn sẽ trở thành sếp và là người lèo lái số mệnh của chính Doanh Nghiệp mình, thậm chí có thể còn là thuyền trưởng của cả một ngành. Nó có khó không? Rất khó. Nó có thử thách không? Đương nhiên. Bạn có cần giàu có và được giáo dục tốt cùng với hồ sơ khủng không? Hoàn toàn không! Bạn có thể làm được không? Quả cầu chiêm tinh đã nói rằng: “Tất cả đều có thể!”. Vậy làm thế nào để thực hiện được? Lập kế hoạch, kế hoạch và kế hoạch! Có một số cách đã được thử nghiệm và có hiệu quả để tập trung vào con đường khởi nghiệp thành công của bạn và hiện tại chính là lúc bắt đầu.

Xác định mục tiêu của bạn. Bạn muốn độc lập tài chính, để cuối cùng bán Doanh Nghiệp cho người trả giá cao nhất? Hay bạn muốn thành lập Doanh Nghiệp nhỏ và bền vững mà bạn thích làm việc và kiếm thu nhập ổn định ở đó? Đây là những điều cần biết rõ ngay từ lúc bắt đầu.
 
Chọn một ý tưởng. Nó có thể là sản phẩm bạn luôn muốn làm hay dịch vụ bạn cảm thấy cần thiết cho mọi người. Nó cũng có thể là cái gì đó mà khách hàng cũng không biết là họ cần có nó vì nó chưa được phát minh!

  • Sẽ hữu ích (và vui vẻ) khi rủ thêm những người thông minh và sáng tạo tham gia cùng để tìm kiếm ý tưởng sáng tạo. Hãy bắt đầu với câu hỏi đơn giản như: “Chúng ta sẽ làm gì?”. Mục đích ở đây không phải là tạo một kế hoạch kinh doanh mà là tạo các ý tưởng. Nhiều ý tưởng sẽ không hữu dụng, một vài ý tưởng thì bình thường nhưng một ít ý tưởng sẽ rất có tiềm năng.
  • Cân nhắc tài năng, kinh nghiệm và hiểu biết của bạn khi chọn ý tưởng. Nếu bạn có kiến thức đặc thù hay biệt tài, hãy thử xem xét thế mạnh này có thể được áp dụng như thế nào để đáp ứng một số nhu cầu nhất định của thị trường. Kết hợp kỹ năng và kiến thức với nhu cầu thị trường sẽ tăng tỷ lệ thành công cho một ý tưởng kinh doanh.
  • Ví dụ là bạn có thể đã làm việc cho một công ty thiết bị điện tử trong nhiều năm, và bạn nhận thấy cộng đồng nơi bạn ở có nhu cầu đặc biệt đối với một mặt hàng điện tử nào đó. Bạn từ đó có thể kết hợp kinh nghiệm của mình với nhu cầu thị trường này để thu hút khách hàng.

 

Nghĩ ra một cái tên. Bạn có thể làm điều này trước khi bạn có ý tưởng kinh doanh và nếu tên hay, nó có thể giúp bạn xác định ý tưởng kinh doanh. Khi kế hoạch của bạn phát triển và bắt đầu định hình, cái tên hoàn hảo có thể đến với bạn sau, nhưng đừng để điều đó cản trở bạn trong giai đoạn đầu. Tạo ra một cái tên mà bạn có thể sử dụng tạm thời và đừng ngần ngại thay đổi nó sau này.

  • Luôn luôn kiểm tra xem tên bạn dự định có đang được sử dụng bởi một người khác trước khi lựa chọn. Cố gắng tạo ra một cái tên đơn giản và dễ nhớ.
  • Ví dụ điển hình là tên thương hiệu nổi tiếng “Apple”. Những tên như vậy không chỉ đơn giản, dễ phát âm mà còn dễ nhớ và lưu lại trong tâm chí người tiêu dùng.

 

Xác định đội hình của mình. Bạn sẽ làm một mình hay sẽ rủ một hoặc hai người bạn tham gia cùng? Việc làm cùng nhau mang lại rất nhiều hiệp lực vì mọi người thường trao đổi ý kiến với nhau. Hai người có thể cùng nhau hiệp lực thu được kết quả tốt hơn tổng kết quả của hai người cộng lại.

  • Hãy nghĩ về những hình mẫu thành công trong lịch sử như: John Lennon và Paul McCartney; Bill Gates và Paul Allen; Steve Jobs và Steve Wozniak; và Larry Page và Sergey Brin. Trong mọi trường hợp, sự hợp tác mang lại kết quả tốt nhất cho cả hai bên và tất cả họ đều trở thành tỷ phú. Liệu sự hợp tác chung đó có đảm bảo trở thành tỷ phú không? Không, nhưng nó chắc chắn không gây tổn hại gì!
  • Suy nghĩ về điểm yếu của bản thân hoặc những lĩnh vực mà bạn không có nhiều kiến thức. Tìm kiếm đối tác phù hợp với tính cách của bạn, những người có thể bù khuyết thiếu sót về kiến thức hoặc kỹ năng của bạn sẽ là một cách tuyệt vời để đảm bảo doanh nghiệp có những nguồn lực cần thiết để thành công.

 

Lựa chọn thông minh. Khi lựa chọn người đồng hành, hãy cẩn thận. Kể cả với bạn bè thân nhất của bạn, một người bạn tốt nhất không có nghĩa sẽ là một người mà bạn có thể hợp tác tốt trong kinh doanh. Hãy bắt đầu với một người đáng tin. Những yếu tố cần suy nghĩ kỹ khi chọn lựa đối tác và hợp tác là:

  • Người này có bổ sung điểm yếu của bạn không? Hay cả hai đều có kỹ năng giống hệt nhau? Nếu câu trả lời thứ hai là có, thì hãy suy nghĩ kỹ vì bạn sẽ có rất nhiều đầu bếp nấu cùng một món nhưng những món khác thì chẳng ai làm được.
  • Bạn có hay nhìn bao quát vấn đề không? Những tranh luận về chi tiết nên được đưa ra và chúng đóng vai trò quan trọng để làm việc hiệu quả. Nhưng không nhìn thấy tổng quan của vấn đề, mục đích chính của công ty bạn có thể đi chệch hướng mà không thể sửa chữa được. Hãy chắc rằng các thành viên cũng quan tâm đến mục đích nhiều như bạn.
  • Nếu phỏng vấn người khác, hãy tìm hiểu cách nhận ra tài năng của ứng viên đằng sau bằng cấp, chứng chỉ hoặc không có gì cả. Tài năng thiên bẩm của mỗi người có thể khác với cái từ giáo dục truyền thống mà họ đạt được (hoặc không đạt được) và việc tìm kiếm “người làm việc ăn ý ngay từ đầu” và những tài năng tiềm ẩn cũng như chứng nhận bằng cấp đều rất quan trọng.

 

Viết kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh giúp xác định bạn cần những gì để quảng bá Doanh Nghiệp của mình ra ngoài dù lớn hay nhỏ. Nó cũng tổng hợp ý nghĩa công việc kinh doanh của bạn trong một trang giấy. Nó tạo ra bản phác thảo chung cho nhà đầu tư, ngân hàng và các bên khác sử dụng để quyết định họ có thể giúp bạn tốt nhất như thế nào và quyết định dự án của bạn có ổn hay không.

Viết bản mô tả kinh doanh. Mô tả hoạt động kinh doanh của bạn cụ thể hơn và mô tả làm sao để nó phù hợp với thị trường. Nếu doanh nghiệp nhỏ hay Hộ Kinh Doanh, hãy giải thích lý do vì sao bạn chọn theo hướng đó. Mô tả sản phẩm của bạn, các đặc điểm nổi bật của nó, và tại sao khách hàng lại cần nó. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Ai là khách hàng tiềm năng? Một khi bạn hiểu được họ là ai và họ muốn gì, bạn mới có thể xây dựng được chiến lược tiếp thị.
  • Đâu là mức giá khách hàng sẵn lòng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ của bạn?
  • Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn? Hãy làm một bản phân tích cạnh tranh để nhận diện được đối thủ chính. Hãy tìm xem ai đang làm giống như bạn và họ thành công như thế nào. Việc tìm hiểu nguyên nhân thất bại và yếu tố làm cho công việc kinh doanh của họ thất bại cũng rất quan trọng.

Viết kế hoạch hoạt động. Kế hoạch này sẽ mô tả việc bạn sản xuất hay phân phối sản phẩm dịch vụ như thế nào và các chi phí phát sinh.

  • Bạn sẽ tạo sản phẩm như thế nào? Nó là một dịch vụ đang có hay nếu nó phức tạp hơn như phần mềm chẳng hạn, một sản phẩm hữu hình như đồ chơi hay lò nướng bánh – bất cứ nó là cái gì, nó sẽ được làm ra như thế nào? Hãy xây dựng quy trình, từ nguyên liệu thô cho đến việc lắp ráp, đóng gói, lưu kho và vận chuyển. Bạn có cần tuyển thêm người không? Công đoàn có liên quan không? Tất cả những yếu tố này cần được đưa vào kế hoạch.
  • Ai sẽ dẫn dắt và ai sẽ tuân theo? Hãy xác định tổ chức Doanh Nghiệp, từ nhân viên cho đến Quản lý điều hành vai trò của mỗi bên gồm cả chức năng và chính sách đãi ngộ. Biết được cơ cấu tổ chức sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi phí hoạt động và điều chỉnh vốn cần thiết để hoạt động một cách có hiệu quả.
  • Đón nhận phản hồi. Bạn bè và gia đình chính là các nguồn tuyệt vời để bạn đặt câu hỏi và nhận thông tin phản hồi. Đừng ngần ngại hỏi ý kiến và lắng nghe góp ý của họ.
  • Nhu cầu tăng kích thước cơ sở kinh doanh của bạn? Điều này xảy ra thường xuyên hơn so với bạn dự định! Một khi hàng hóa bắt đầu chồng chất lên, bạn có thể phải chứa chúng trong phòng khách, phòng ngủ hay vườn nhà. Hãy nghĩ đến thuê mặt bằng kho bãi nếu cần thiết.

Lập kế hoạch tiếp thị. Kế hoạch hoạt động cần mô tả làm thế nào bạn sẽ sản xuất sản phẩm, trong khi kế hoạch tiếp thị mô tả làm thế nào để bán sản phẩm của bạn. Khi lập kế hoạch tiếp thị, hãy cố gắng trả lời các câu hỏi về cách thức bạn sẽ sử dụng để quảng bá sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng.

  • Bạn sẽ phải bao gồm các loại hình tiếp thị sẽ được sử dụng như quảng cáo phát thanh trên đài radio, phương tiện truyền thông đại chúng, khuyến mãi, bảng quảng cáo, tham dự sự kiện mạng lưới, hoặc tất cả những phương thức trên?
  • Xác định thông điệp tiếp thị. Nói cách khác, bạn sẽ nói gì để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn? Điều này đồng nghĩa với việc bạn muốn tập trung vào Điểm Kinh doanh Nổi trội (còn được gọi là USP). Đây là lợi thế duy nhất mà sản phẩm của bạn sở hữu để giải quyết vấn đề của khách hàng. Đó có thể là chi phí thấp hơn, phục vụ nhanh hơn, hoặc chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng một mô hình định giá. Hãy bắt đầu bằng việc khảo giá của đối thủ. Bạn cần tìm hiểu kỹ họ bán sản phẩm tương tự với giá bao nhiêu. Bạn có thể thêm cái gì (giá trị) để làm sản phẩm của bạn khác biệt hơn và có giá hấp dẫn hơn không?

  • Cạnh tranh không chỉ là về hàng hóa, dịch vụ. Nó còn là về trách nhiệm xã hội và môi trường. Khách hàng ngày càng quan tâm đến việc doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm với người lao động và môi trường hay không. Các chứng chỉ, bằng khen từ các tổ chức uy tín như là danh hiệu và sao xếp hạng có thể đảm bảo với khách hàng của bạn là sản phẩm, dịch vụ của bạn được gắn liền với giá trị cao hơn những sản phẩm không có.

Tính toán các chỉ tiêu tài chính. Đưa kế hoạch tiếp thị và hoạt động thành những con số, lợi nhuận và dòng tiền. Chúng xác định xem bạn cần bao nhiêu tiền và có thể kiếm được bao nhiêu tiền. Vì đây là phần hay thay đổi nhất của kế hoạch, và cũng là quan trọng nhất cho sự ổn định dài hạn, bạn nên cập nhật kế hoạch hàng tháng trong năm đầu tiên, hàng quý trong năm thứ hai và hàng năm sau đó.

  • Tính đến các chi phí khởi nghiệp. Bạn định tài trợ vốn hoạt động kinh doanh ban đầu của mình như thế nào? Vốn từ ngân hàng, quỹ khởi nghiệp, nhà đầu tư, tiền tiết kiệm: chúng đều là những lựa chọn hợp lý. Khi bạn khởi nghiệp, hãy thực tế. Bạn sẽ không thể khởi đầu kiếm được 100% những gì bạn dự kiến, vì vậy bạn cần có sẵn quỹ dự trữ để duy trì hoạt động cho đến khi mọi thứ vận hành trơn tru. Một trong những cách chắc chắn nhất dẫn đến thất bại đó là do thiếu vốn.
  • Bạn định bán sản phẩm, dịch vụ ở mức giá nào? Chi phí sản xuất là bao nhiêu? Ước tính lợi nhuận ròng, tính đến chi phí cố định như tiền thuê, điện nước, nhân công, v.v..

Xây dựng bản tóm tắt tổng quan. Phần đầu của kế hoạch kinh doanh bao giờ cũng là phần tóm tắt tổng quan. Một khi bạn đã phát triển các phần khác, hãy mô tả ý tưởng kinh doanh chung, Doanh Nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào, bạn cần vốn bao nhiêu, vị thế hiện tại bao gồm tình hình pháp lý, những người liên quan và lịch sử tóm tắt và bất cứ cái gì làm cho Doanh Nghiệp của bạn trông như một lời tuyên bố thành công.

Xây dựng sản phẩm hay phát triển dịch vụ? Một khi mọi chiến lược kinh doanh được lên kế hoạch, tài chính được tính toán, nhân sự cơ bản được thiết lập, hãy bắt đầu. Cho dù đó là làm việc với các kỹ sư hay mã hóa và thử nghiệm phần mềm, hoặc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và vận chuyển đến xưởng sản xuất, hoặc mua hàng với số lượng lớn và định giá, quá trình xây dựng là khoảng thời gian bạn chuẩn bị để tung sản phẩm ra thị trường. Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy những điều sau:

  • Cần thiết phải chỉnh sửa các ý tưởng. Có lẽ sản phẩm của bạn sẽ thu hút hơn nếu chúng có màu sắc, kết cấu hoặc kích thước khác nhau. Có lẽ dịch vụ của bạn cần được nhân rộng hơn, thu hẹp lại hoặc chi tiết hơn. Đây là thời điểm để tập trung vào bất cứ điều gì nảy sinh trong quãng thời gian thử nghiệm và phát triển. Bạn sẽ hiển nhiên nhận thấy điều gì đó cần phải sửa đổi để hoàn thiện hoặc cắt bỏ theo đúng nghĩa là một đối thủ cạnh tranh.